Tổng kết công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2020, nhiệm vụ năm 2021

Đăng ngày 03 - 02 - 2021
Lượt xem: 42
100%

Trong năm 2020, các cấp các ngành của tỉnh Ninh Thuận đã triển khai tốt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm; công tác triển khai thực hiện ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã.

 

Trong năm 2020, các cấp các ngành của tỉnh Ninh Thuận đã triển khai tốt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm; công tác triển khai thực hiện ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm cho biết, tổng số cơ sở thực phẩm toàn tỉnh quản lý là 42.321 cơ sở, trong đó: Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý 33.409 cơ sở, chiếm 78,9% tổng số cơ sở thực phẩm toàn tỉnh; ngành Công thương quản lý 4.419 cơ sở, chiếm 10,4% tổng số cơ sở thực phẩm toàn tỉnh; ngành Y tế quản lý 4.493 cơ sở, chiếm 10,6% tổng số cơ sở thực phẩm toàn tỉnh. Toàn tỉnh đã tổ chức 255 đoàn thanh tra kiểm tra đối với 5.343 cơ sở, số cơ sở đạt 4.973 cơ sở, số cơ sở vi phạm là 370 cơ sở.

Kết quả triển khai các hoạt động truyền thông trong năm 2020, các Sở, ban ngành và địa phương đã triển khai đồng loạt các hoạt động truyền thông nhằm tuyên truyền, phổ biến các kiến thức, thông tin về an toàn thực phẩm trên các phương tiện truyền thông của địa phương; thực hiện hiệu quả chuyên mục “Nói không với thực phẩm bẩn” với 5 phút/lần phát sóng trên kênh NTV của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, phát sóng 03 lần/tuần nhằm kịp thời đưa các thông tin, hình ảnh về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; các thông tin cảnh báo mất an toàn thực phẩm đến với Nhân dân trong tỉnh; thông báo trên hệ thống phát thanh truyền hình các cơ sở chế biến kinh doanh thực phẩm an toàn và các vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm được phát hiện trong các đợt thanh tra, kiểm tra.

Nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới, nâng cao nhận thức và hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể đối với công tác an toàn thực phẩm, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, vừa mang tính trước mắt vừa mang tính lâu dài. Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức từ nhiều phía như cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm và người tiêu dùng về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người; chú trọng hình thức tuyên truyền từ kinh nghiệm thực tế với câu chuyện có thật diễn ra trong cuộc sống hàng ngày… nhằm mục đích phát hiện sớm, kịp thời các mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, tăng cường quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phong trào thi đua về công tác quản lý và chấp hành thực hiện an toàn thực phẩm để khen thưởng kịp thời các đơn vị thực hiện tốt, xử lý các đơn vị thiếu trách nhiệm cũng như vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm./.

                                                                                                    BTL

Tin liên quan

Tin mới nhất

10 người đang online
°