Lãnh đạo của nhiều công ty viễn thông cho biết, doanh thu từ dịch vụ điện thoại công cộng dùng thẻ đã giảm sút khá mạnh và dịch vụ này cần phải được sắp xếp lại.

Sau khi báo điện tử ictnews.vn của Báo Bưu điện Việt Nam đăng bài Điện thoại thẻ công cộng: còn cần hay không độc giả Thanh Tùng (TP. Hồ Chí Minh) bình luận: Vấn đề ở đây chính là kinh doanh! Nếu thấy kinh doanh không có lãi, mà trong tương lai cũng không có triển vọng gì thì tôi nghĩ đừng nên duy trì nữa!.

Sau khi báo điện tử ictnews.vn của Báo Bưu điện Việt Nam đăng bài Điện thoại thẻ công cộng: còn cần hay không độc giả Thanh Tùng (TP. Hồ Chí Minh) bình luận: Vấn đề ở đây chính là kinh doanh! Nếu thấy kinh doanh không có lãi, mà trong tương lai cũng không có triển vọng gì thì tôi nghĩ đừng nên duy trì nữa!.

Còn theo bạn đọc Thanh Hải (Hà Nội): Bạn có thể tìm thấy đại lý bán thẻ SIM di động, quán Internet ở khắp mọi nơi, nhưng tìm buồng điện thoại thẻ thì không dễ. Nhiều khi để gọi một, hai cuộc mà phải mua nguyên cả một cái thẻ rồi không biết bao giờ dùng tiếp cũng là cái làm người ta ngần ngại. Để có sự đánh giá, nhìn nhận của những người trong cuộc, báo Bưu điện Việt Nam đã trao đổi với lãnh đạo viễn thông một số địa phương - những đơn vị hiện đang được giao trực tiếp quản lý và kinh doanh loại hình dịch vụ này. 

(Èo uột) điện thoại thẻ!

Ông Lê Đức, Giám đốc Viễn thông Khánh Hòa cho biết: Sau khi đọc bài viết đăng trên báo Bưu điện Việt Nam, tôi đã cho rà soát, tổng kiểm tra lại hiệu quả của hệ thống điện thoại thẻ trên địa bàn tỉnh. Kết quả sơ bộ cho thấy quả thực hiện nay hiệu quả của các cột điện thoại thẻ công cộng rất thấp. Có trạm mỗi tháng chỉ có 3-4 cuộc gọi và mỗi cuộc gọi chỉ kéo dài khoảng 1-2 phút. Trung bình mỗi tháng doanh thu từ các cuộc gọi qua mạng điện thoại thẻ ở Khánh Hòa chỉ đạt khoảng 4-5 triệu đồng. Trong khi đó, để bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên hơn 100 cột điện thoại tại đây cũng khá tốn kém. Còn về tổ chức bán thẻ, hiện nay thẻ vẫn chỉ được bán trên mạng lưới các điểm giao dịch của Bưu điện tỉnh nhưng qua kiểm tra cũng cho thấy số lượng người đến mua thẻ rất ít. Sau khi thống kê đầy đủ, chúng tôi sẽ đề xuất lên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) biện pháp xử lý đối với hệ thống này.

Nhiều lãnh đạo viễn thông địa phương cũng thừa nhận sự phát triển èo uột của dịch vụ điện thoại thẻ công cộng hiện nay. ông Lê Kông Sơn, Giám đốc Viễn thông Quảng Nam cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện nhu cầu sử dụng điện thoại thẻ của người dân rất thấp, đa số các cột ở tình trạng tê liệtttt. Khoảng 10 năm trước, khi điện thoại di động chưa phát triển mạnh và cước dịch vụ điện thoại di động còn cao thì điện thoại thẻ công cộng đã phát huy tối đa tác dụng, doanh thu từ dịch vụ điện thoại thẻ công cộng đạt khoảng 150-170 triệu đồng /tháng. Tuy nhiên, khi dịch vụ điện thoại di động dần trở nên phổ biến với mức giá cước ngày càng bình dânnnn hơn thì doanh thu từ 70-80 cột điện thoại thẻ ở Quảng Nam có xu hướng giảm dần và đến nay thì giảm sút ghê gớm, hiện chỉ được khoảng 2-3 triệu đồng doanh thu mỗi tháng, không đủ bù đắp chi phí duy trì, bảo dưỡng và sửa chữa, ông Sơn nói. Cũng theo ông Sơn, cách đây vài năm, Viễn thông Quảng Nam đã cho tiến hành lắp đặt một số cột điện thoại thẻ ở những nơi tập trung đông dân cư như trường học, bệnh viện nhưng cũng không thực sự hiệu quả.

Tình trạng trên cũng là thực tế tại địa bàn tỉnh Bắc Giang. Theo Trung tâm Tin học Viễn thông Bắc Giang, doanh thu của hơn 100 cột điện thoại công cộng dùng thẻ ở Bắc Giang hiện nay cũng chỉ khoảng 3 triệu đồng /tháng.

Có nên xóa sổ?

Khi được hỏi về đề xuất hướng giải quyết đối với hệ thống điện thoại công cộng dùng thẻ, ông Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Viễn thông Hải Phòng cho hay: Chúng tôi đang đề nghị lãnh đạo Tập đoàn cho chấm dứt dịch vụ này. Thành phố Hải Phòng hiện có khoảng 100 cột điện thoại thẻ nhưng hiệu suất sử dụng rất kém trong khi chi phí để vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống không hề nhỏ. Tôi nghĩ rằng dịch vụ nào cũng có một thời của nó và thời của dịch vụ điện thoại thẻ công cộng đã hết.

Cũng đồng quan điểm, ông Lê Kông Sơn, Giám đốc Viễn thông Quảng Nam cho rằng nên khai tử loại hình dịch vụ này càng sớm càng tốt, để đỡ tốn kinh phí duy trì hệ thống. Theo vị giám đốc này, mặc dù Quảng Nam là tỉnh phát triển mạnh về du lịch, mỗi năm đón hàng ngàn lượt khách đến nhưng nếu cần sử dụng dịch vụ điện thoại, khách du lịch có thể đến các điểm bưu cục trên địa bàn Quảng Nam được mở cửa thường xuyên và địa điểm rất tiện lợi. Ngoài ra, hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ tại Quảng Nam cũng đã cung cấp dịch vụ điện thoại cho khách hàng.

Ở một hướng tiếp cận khác, ông Nguyễn Xuân Nụ, Giám đốc Viễn thông Bắc Giang lại cho rằng không nên dỡ bỏ hệ thống này mà nên cải tiến theo hướng tiện lợi hơn cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa - nơi mà người dân chưa có điều kiện sử dụng các loại hình dịch vụ viễn thông khác. Ví dụ như có thể dùng tiền xu thay vì phải đến bưu điện mua thẻ.

Ông Lê Đức, Giám đốc Viễn thông Khánh Hòa cũng không tán đồng phương án khai tử dịch vụ điện thoại thẻ công cộng bởi cho rằng ở các nước phát triển vẫn rất phổ biến loại hình dịch vụ điện thoại thẻ thì không có lý gì chúng ta lại xóa bỏ hoàn toàn. Bản thân tôi mỗi lần đi nước ngoài đều mua và sử dụng thẻ, rất tiện lợi và có giá cước rẻ hơn so với gọi từ khách sạn hay gọi từ máy di động có dùng dịch vụ roaming (chuyển vùng quốc tế). Trong khi đó, tại Việt Nam, cước sử dụng dịch vụ điện thoại thẻ vẫn còn khá đắtttt, ông Đức cho biết. ông cũng đề xuất, để dịch vụ điện thoại thẻ được người dân sử dụng nhiều, một mặt VNPT cần giảm giá cước dịch vụ này ít nhất là rẻ hơn điện thoại cố định thông thường. Mặt khác, các viễn thông địa phương cần cho quy hoạch, tổ chức lại hệ thống các cột, chỉ triển khai ở những nơi thật cần thiết, khu vực công cộng thường tập trung đông dân cư như: bến xe, nhà ga, chợ, siêu thị, sân bay chứ không làm kiểu đại trà như từ trước đến nay.

Có cùng quan điểm với ông Đức, ông Bùi Đình Khoan, Giám đốc Viễn thông Quảng Ninh cũng cho rằng vẫn nên tiếp tục duy trì hệ thống điện thoại thẻ công cộng song không nên có quá nhiều cột. Những nơi không có người dùng thì nên dỡ bỏ và tập trung ở những nơi như: khu trung tâm mua sắm, siêu thị, nhà ga...

Tuy vậy, cũng không khỏi băn khoăn, ông Lê Đức cho biết thêm, việc triển khai cắm các cột ở những nơi công cộng tại Khánh Hòa gặp khó khăn do các đơn vị được giao quản lý những địa điểm này từ chối hợp tác. Nguyễn nhân là vì họ chỉ hiểu đây đơn thuần là kinh doanh chứ không nghĩ đến yếu tố phục vụ cộng đồng. Do đó, để giúp các địa phương triển khai tốt việc quy hoạch cũng cần phải tuyên truyền để các đơn vị ngoài ngành hiểu được ý nghĩa của vấn đề này. DNH

(Theo ICTnews.)