Cụ thể, 12 công nghệ số được ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng gồm có: Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence); Internet vạn vật (Internet of Things); Công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Big data analytics); Công nghệ chuỗi khối (Blockchain); Điện toán đám mây (Cloud computing), Điện toán lưới (Grid computing), Điện toán biên (Edge computing); Điện toán lượng tử (Quantum computing); Công nghệ mạng thế hệ sau (5G, 6G, NG-PON, SDN/NFV, SD-RAN, SD-WAN, Network Slicing, LPWAN, IO-Link Wireless);
Thực tại ảo (Virtual reality), Thực tại tăng cường (Augmented reality), Thực tại trộn (Mixed reality); Công nghệ an ninh mạng thông minh, tự khắc phục và thích ứng (Intelligent, Remediating and Adaptive cybersecurity); Bản sao số (Digital twin); Công nghệ mô phỏng nhà máy sản xuất (Plant simulation); Nông nghiệp chính xác (Precision agriculture).
Với lĩnh vực vật lý, có các công nghệ như: Robot tự hành (Autonomous Robots), Robot cộng tác (Collaborative robotics-Cobot), phương tiện bay không người lái (UAV), phương tiện tự hành dưới nước (AUV); In 3D tiên tiến (Advanced 3D Printing); Công nghệ chế tạo vật liệu nano (Nanomaterials), thiết bị nano (Nanodevices); Công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh nhỏ và siêu nhỏ (Micro and nano satellites)…
Hai lĩnh vực công nghệ sinh học, năng lượng và môi trường lần lượt có 8 và 11 công nghệ được ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trong Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên bố trí nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ.
Thế Vương