Tất cả phải dùng chung hạ tầng

Đăng ngày 15 - 10 - 2009
Lượt xem: 79
100%

Chủ trương của Bộ Thông tin và Truyền thông là đẩy mạnh sử dụng chung cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực viễn thông, Internet, truyền hình và bưu chính tiến tới một hạ tầng thống nhất. Ngày 27/3, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp đã chủ trì cuộc họp với giám đốc các doanh nghiệp viễn thông nhằm chuẩn bị cho Hội nghị phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông dự kiến sẽ được tổ chức vào giữa tháng 4 tới.

 

Chủ trương của Bộ Thông tin và Truyền thông là đẩy mạnh sử dụng chung cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực viễn thông, Internet, truyền hình và bưu chính tiến tới một hạ tầng thống nhất. Ngày 27/3, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp đã chủ trì cuộc họp với giám đốc các doanh nghiệp viễn thông nhằm chuẩn bị cho Hội nghị phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông dự kiến sẽ được tổ chức vào giữa tháng 4 tới.

Cuộc họp cũng nhằm lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, từ đó tìm giải pháp tháo gỡ để đẩy nhanh tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông, nhằm đưa Việt Nam trở thành một cường quốc công nghệ thông tin vào năm 2013.Theo Ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trong khi nhiều nước trên thế giới đã tiến đến một hạ tầng thống nhất, hội tụ giữa viễn thông và truyền dẫn sóng phát thanh truyền hình thì ở Việt Nam sự đầu tư đang tách rờiiii, gây lãng phí, giảm hiệu quả khai thác và làm mất mỹ quan đô thị. Vì thế Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trương đẩy mạnh việc đầu tư, sử dụng chung cơ sở hạ tầng, tiến tới một hạ tầng thống nhất. Yêu cầu sử dụng chung hạ tầng không chỉ đặt ra giữa các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp truyền hình cáp, phát thanh truyền hình mà còn giữa các ngành giao thông công chính, điện lực, viễn thông, truyền hình cáp và tập trung ở 3 lĩnh vực: Xây dựng trạm BTS, phát triển hạ tầng truyền dẫn và xây dựng mạng Truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước.
Cũng theo ông Phạm Hồng Hải, đưa Internet về nông thôn, vùng sâu vùng xa là một chủ trương lớn nhưng đang gặp nhiều khó khăn. Theo phản ánh của các doanh nghiệp viễn thông, khó khăn trong xin cấp phép và thi công xây dựng các trạm BTS, các tuyến truyền dẫn cáp đang là những cản trở lớn nhất đối với tốc độ phát triển hạ tầng cũng như các dịch vụ.
Ông Lê Đăng Dũng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, trong khi nhu cầu phát triển các trạm BTS của các doanh nghiệp là rất lớn (như Viettel là 5.000-6.000 trạm một năm) thì năng lực cấp phép xây dựng các trạm BTS của các Sở Xây dựng địa phương lại rất thấp. Ví dụ như tại Hà Nội, năm ngoái, trong 6 tháng Viettel chỉ được cấp phép 20 trạm trong khi nhu cầu cần lắp mới lên tới 300-400 trạm.
Ông Lê Quang Triệu, Phó Tổng giám đốc SPT đơn cử: Mỗi lần xin cấp phép xây dựng một tuyến cáp ngầm, Sở Giao thông công chính chỉ cấp cho một đoạn 300 m trên cơ sở đã có hồ sơ dự toán, sau khi nghiệm thu xong 300 m này thì mới được xét cấp 300 m tiếp theo. Cứ thế, một công trình cáp ngầm tại một quận ven mà phải mất 3 năm thi công mới hoàn thành. Chưa kể, trong hồ sơ xin cấp phép, chúng tôi còn phải lấy ý kiến của rất nhiều ngành khác như vỉa hè, cây xanh, điện, nước, thoát nước... tại khu vực đóóóó.
Để giải quyết những bài toán trên và cũng để trả lời câu hỏi Việt Nam có thể trở thành cường quốc công nghệ thông tin vào năm 2013????, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cho rằng, các doanh nghiệp viễn thông cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc nghiên cứu đề xuất các chính sách đột phá cho 4 lĩnh vực: Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông về đến hộ gia đình; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống, quản lý nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử, trong đó đảm bảo chỉ huy trực tuyến thông suốt 4 cấp từ Trung ương đến xã và đảm bảo cập nhật thông tin hai chiều; công tác đào tạo đảm bảo đủ nguồn nhân lực để phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử; đẩy mạnh sản xuất thiết bị viễn thông.
Theo Bộ trưởng, các doanh nghiệp viễn thông phải tiếp tục cùng Bộ bàn bạc tìm cho ra các cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực kích cầu để đẩy nhanh tốc độ phát triển cho vùng nghèo với tư duy lấy thành thị nuôi nông thôn, doanh nghiệp giàu hỗ trợ người nghèoooo. Đồng thời, cần tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp thực hiện chủ trương của Bộ về đẩy mạnh sử dụng chung cơ sở hạ tầng để tăng hiệu quả đầu tư, khai thác và sử dụng mạng lưới, về ngầm hóa các công trình viễn thông để đảm bảo cảnh quan đô thị, về tiếp tục tạo thế cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp để đưa viễn thông-công nghệ thông tin làm chủ trong nước và vươn ra quốc tế.
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp khẳng định, đẩy nhanh tốc độ phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông tiến tới đưa Việt Nam trở thành một cường quốc công nghệ thông tin là một mục tiêu có thể thực hiện được nếu Bộ và các doanh nghiệp viễn thông cũng như các bộ, ngành liên quan cùng quyết tâm phát triển và khai thác hiệu quả hạ tầng. DNH

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hành trình về nguồn năm 2013(02/04/2013 12:32 SA)

Hành trình về nguồn năm 2012(02/08/2012 12:26 SA)

Chuyến dã ngoại ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6/2011(02/06/2011 12:18 SA)

Lãnh đạo của nhiều công ty viễn thông cho biết, doanh thu từ dịch vụ điện thoại công cộng dùng...(15/10/2009 12:15 SA)

Tự động hóa xử lý dữ liệu(15/10/2009 12:14 SA)

27 người đang online
°