Những điểm nổi bật của Luật Phòng thủ dân sự năm 2023

Đăng ngày 10 - 01 - 2024
Lượt xem: 487
100%

 

Ngày 20/6/2023, Quốc hội đã ban hành Luật Phòng thủ dân sự số 18/2023/QH15. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Trong đó có một số điểm nổi bật như sau:

Thứ 1: 03 cấp độ phòng thủ dân sự

Cấp độ phòng thủ dân sự là sự phân định mức độ áp dụng các biện pháp của các cấp chính quyền trong phạm vi quản lý để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, làm cơ sở xác định trách nhiệm, biện pháp, nguồn lực của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng thủ dân sự.

Cụ thể, phòng thủ dân sự sẽ bao gồm 03 cấp độ như sau:

- Phòng thủ dân sự cấp độ 1: Được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã;

- Phòng thủ dân sự cấp độ 2: Được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;

- Phòng thủ dân sự cấp độ 3: Được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.

Thứ 2: Dân quân tự vệ, dân phòng nằm trong lực lượng phòng thủ dân sự

Theo Điều 35 Luật Phòng thủ dân sự 2023, lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi, cụ thể:

- Lực lượng nòng cốt bao gồm: Dân quân tự vệ, dân phòng; Lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương.

- Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.

Thứ 3: Chính phủ là cơ quan chỉ đạo phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước

Cụ thể tại Điều 32 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về thẩm quyền chỉ đạo phòng thủ dân sự như sau:

- Chính phủ chỉ đạo phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước.

- Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ chỉ đạo về phòng thủ dân sự.

- Các Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện phòng thủ dân sự trong lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.

- Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện phòng thủ dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Thứ 4: 09 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng thủ dân sự

Tổ chức, cá nhân sẽ bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây trong phòng thủ dân sự:

(1) Chống đối, cản trở, cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành, sự chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự của cơ quan hoặc người có thẩm quyền; từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.

(2) Làm hư hỏng, phá hủy, chiếm đoạt trang thiết bị, công trình phòng thủ dân sự.

(3) Gây ra sự cố, thảm họa làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; thiệt hại tài sản của Nhà nước, Nhân dân, cơ quan, tổ chức, môi trường và nền kinh tế quốc dân.

(4) Đưa tin sai sự thật về sự cố, thảm họa.

(5) Cố ý tạo chướng ngại vật cản trở hoạt động phòng thủ dân sự.

(6) Xây dựng công trình làm giảm hoặc làm mất công năng của công trình phòng thủ dân sự; xây dựng trái phép công trình trong phạm vi quy hoạch công trình phòng thủ dân sự, công trình phòng thủ dân sự hiện có.

(7) Sử dụng trang thiết bị phòng thủ dân sự chuyên dụng không đúng mục đích khai thác, sử dụng không đúng công năng của công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng.

(8) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về phòng thủ dân sự; bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng thủ dân sự; lợi dụng sự cố, thảm họa để huy động, sử dụng nguồn lực cho phòng thủ dân sự không đúng mục đích.

(9) Lợi dụng hoạt động phòng thủ dân sự hoặc sự cố, thảm họa để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

                                                                                                 Minh Phương

Ý kiến bạn đọc

    Tin liên quan

    Tin mới nhất

    Công tác cải cách hành chính tháng 8 năm 2024 của Sở Thông tin và Truyền thông(17/09/2024 7:39 SA)

    Đánh giá hoạt động ngành Thông tin và Truyền thông 9 tháng đầu năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ...(17/09/2024 7:34 SA)

    Những điểm mới của Luật Giá (sửa đổi).(10/01/2024 4:35 CH)

    Những điểm mới nổi bật của Luật Đấu thầu năm 2023(10/01/2024 4:25 CH)

    Những điểm mới của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023(10/01/2024 2:38 CH)

    36 người đang online
    °